Đau bả vai trái thường xuất hiện khi bạn vận động nhiều, đặc biệt trong dịp dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Những công việc như lau chùi, bưng bê hay sắp xếp đồ đạc không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn gây căng cơ, đau nhức vùng vai. Tuy nhiên, đừng để cơn đau cản trở không khí rộn ràng ngày Tết! Bài viết này Ligpro sẽ gợi ý 12 cách chữa đau bả vai trái đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà, giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự thoải mái để hoàn tất công việc đón năm mới.
Tổng quan về đau bả vai trái
Đau bả vai trái là gì?
Đau bả vai trái là một dạng rối loạn thần kinh cơ, có thể diễn ra do một số nguyên nhân như:
- Vận động sai tư thế: Đứng, ngồi làm việc, nằm ngủ sai tư thế có thể gây áp lực lên vùng vai gáy, ảnh hưởng đến lưu thông máu và khiến phần bả vai bị cứng cơ, gây đau nhức.
- Các vấn đề về xương khớp: Thoái hóa đốt sống cổ, viêm bao hoạt dịch, thoát vị đĩa đệm hay nhiều vấn đề về xương khớp khác cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau ở bả vai trái. Bên cạnh đó, những tổn thương ở đốt sống cổ có thể chèn ép các dây thần kinh tủy sống, khiến tình trạng đau thêm nghiêm trọng.
- Loãng xương: Đây là một trong những nguyên nhân làm xương trở nên suy yếu, gây đau nhức, tê mỏi, làm giảm lực ở bả vai và cánh tay.
- Chấn thương: Chấn thương vai do tai nạn gây va đập, té ngã, gãy xương, hoặc vận động quá mức, bê vật nặng… có thể khiến bả vai bị tổn thương, suy yếu và dẫn đến tình trạng đau nhức.
Những loại đau bả vai
Đau bả vai có thể được chia thành 2 loại, tùy thuộc vào thời gian mắc phải là:
- Đau bả vai cấp tính: diễn ra và biến mất trong thời gian ngắn, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thường xảy ra do nằm sai tư thế hay hậu chấn thương.
- Đau bả vai mãn tính: diễn ra trong thời gian dài, cơn đau có thể lan ra cánh tay, tình trạng này thường khó điều trị dứt điểm.
Đau bả vai trái nếu không được điều trị kịp thời có thể gây khó khăn trong việc vận động, mất tập trung khi làm việc và học tập; nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến rối loạn thần kinh, rối loạn tiền đình hoặc thậm chí bại liệt.
Hướng dẫn cách chữa đau bả vai trái đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
Để hỗ trợ việc giảm đau hiệu quả, bạn có thể tham khảo những cách chữa đau bả vai trái đơn giản dưới đây.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một trong những phương pháp hỗ trợ chữa đau bả vai trái hiệu quả là xây dựng chế độ sinh dưỡng khoa học, bổ sung các loại thực phẩm chứa dưỡng chất có lợi cho sức khỏe xương khớp. Những dưỡng chất mà bạn cần bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày là:
Vitamin C
Đây là thành phần giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở khớp, phục hồi những mô tổn thương và hỗ trợ củng cố cấu trúc của xương, gân và các cơ. Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, bông cải xanh, ớt chuông,…
Vitamin A
Có nhiều trong cà rốt, hạt hướng dương, khoai lang,… có tác dụng thúc đẩy sản xuất tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng, giúp quá trình phục hồi tổn thương diễn ra hiệu quả hơn.
Vitamin D
Dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, tăng cường sức mạnh cho dây chằng và giúp xương chắc khỏe. Loại vitamin này có nhiều trong sữa, nấm, lòng đỏ trứng, cá hồi, tôm,..
Flavonoid và Carotenoid
Đây là hoạt chất giúp chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả, giúp phòng tránh tình trạng viêm khớp, có nhiều trong những loại rau củ quả sáng màu như dưa hấu, cà chua, khoai lang, bông cải xanh,…
Canxi
Canxi có thể nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình phục hồi xương khớp, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ. Bổ sung canxi thông qua sữa, cá hồi, rong biển, các loại hạt,…
Protein
Bạn nên sử dụng protein có trong những loại đậu, cá, thịt gia cầm để tăng cường sức mạnh cho cơ bắp.
Bên cạnh việc bổ sung những dưỡng chất tốt cho cơ xương khớp, bạn cũng nên hạn chế rượu bia, chất kích thích, thực phẩm chiên xào, đồ ngọt,… để tránh tình trạng viêm nhiễm ở các khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị đau bả vai trái nên uống đủ nước mỗi ngày để cấp nước cho phần đĩa đệm, giúp các khớp cử động linh hoạt và dẻo dai hơn. Nước còn là một nguyên liệu quan trọng giúp thúc đẩy lưu thông máu, giúp giảm đau nhức hiệu quả. Theo đó, bạn cần uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Nghỉ ngơi thư giãn vùng vai trái
Việc đi lại hoặc ngồi trong thời gian dài có thể gây áp lực lên phần vai, khiến vai dễ bị cứng, nhức mỏi. Bạn nên lưu ý làm việc kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời vận động nhẹ nhàng ở cả hai vai khi cảm thấy nhức mỏi, tránh xoay vặn quá mạnh gây tổn thương các khớp. Nếu cảm thấy đau nhức, bạn nên tạm dừng công việc để vai được thư giãn.
Tăng cường dưỡng chất cho khớp
Việc bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống cũng còn nhiều hạn chế, do chất dinh dưỡng thường bị hao hụt trong quá trình chế biến, chưa kể khả năng hấp thụ còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hiện nay, một trong những cách chữa đau bả vai trái mang lại hiệu quả tốt và tiện lợi hơn là bổ sung những dưỡng chất chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên có trong Gel Bổ Khớp Ligpro – sản phẩm thảo dược của Việt Nam.
Gel Bổ Khớp LIGPRO là sự kết hợp của các hoạt chất sinh học của y học hiện đại như: Glucosamin sulfat, Collagen tuyp II, Acid Hyaluroic, Bromelain… Và bài thuốc cổ phương của y học cổ truyền: Tang ký sinh, Quế Chi, Tần Giao, Tế tân, Phòng phong, Ngưu tất, Đỗ trọng, Khương hoạt, Cốt toái bổ, Độc hoạt, Sinh địa, Đương quy, Bạch thượt, Xuyên Khung. Ngoài ra còn có Calcium Gluconat giúp cho xương chắc khỏe.
Đặc biệt, Gel Bổ khớp Ligpro được thiết kế dạng gói, dễ xé, sử dụng tiện lợi và dễ dàng mang theo khi di chuyển trong dịp lễ Tết.
Điều trị bằng thuốc
Sau khi thực hiện các xét nghiệm kiểm tra tình trạng đau bả vai trái, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng này như:
- Thuốc giảm đau Acetaminophen; thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…; thuốc kháng viêm Corticosteroid.
- Thuốc giãn cơ Cyclobenzaprine, Tizanidine.
- Vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12… thúc đẩy dẫn truyền thần kinh.
- Thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh Lidocain, Novocain… dùng trong trường hợp tình trạng đau trở nên nghiêm trọng, giúp làm mềm cơ, ngăn chặn kích thích thần kinh mạnh gây ra những cơn đau.
Chườm nóng
Cách chữa đau bả vai trái đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà khi tình trạng này vẫn chưa quá nghiêm trọng là chườm nóng. Đây là phương pháp giúp giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu để giảm đau hiệu quả. Bạn có thể thực hiện chườm nóng đơn giản bằng cách tắm nước ấm, tắm hơi hoặc sử dụng khăn ấm hay túi chườm nóng để chườm ở bả vai bị đau.
Khi chườm nóng, bạn nên lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và chườm trong thời gian từ 15 – 20 phút, tránh tình trạng nhiệt độ quá cao hay chườm lâu dẫn đến kích ứng da.
Chườm lạnh
Bạn cũng có thể áp dụng chườm lạnh thay cho chườm nóng, bởi nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu và tê các dây thần kinh, giúp giảm đau, giảm sưng tấy ở bả vai, đồng thời giúp giảm viêm. Bạn có thể sử dụng khăn ngâm trong nước lạnh hoặc túi chườm đá để chườm lên phần bả vai trái trong vòng 10 – 15 phút. Để việc chườm đạt hiệu quả, bạn nên hạn chế để đá tiếp xúc trực tiếp với da và tránh dùng túi chườm quá lạnh.
Luyện các bài tập khớp vai, vùng cổ
Việc áp dụng những bài tập tập trung vào vùng vai và cổ sẽ giúp các khớp thêm dẻo dai và linh hoạt hơn. Việc thường xuyên vận động ở vùng cổ cũng giúp tránh căng cơ, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bả vai một cách hiệu quả. Một số bài tập mà bạn có thể tham khảo là:
Bài tập nâng cánh tay
- Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, nâng cánh tay sang hai bên vuông góc với cơ thể.
- Nâng và hạ cánh tay nhẹ nhàng theo một góc khoảng 30 độ.
- Thực hiện bài tập trong vòng 20 – 30 giây.
Bài tập tư thế em bé
- Quỳ trên thảm tập và ngồi trên phần gót chân, đầu gối mở rộng hơn so với phần hông.
- Đặt lòng bàn tay lên thảm, từ từ giãn người về phía trước sao cho phần bụng nằm lên đùi.
- Kéo căng cơ thể bằng cách tựa trán lên sàn, ép ngực và vai sát xuống thảm, giữ tư thế trong vòng 30 giây.
Bài tập tư thế chó úp mặt
- Quỳ trên thảm với 2 đầu gối mở rộng bằng hông, 2 tay chống lên thảm, các ngón tay xòe rộng.
- Dồn lực vào hai bàn tay, hít sâu rồi nâng đầu gối và hông lên, duỗi thẳng gót chân.
- Kéo căng phần chân và lưng nhất có thể, đặt đầu vào giữa 2 cánh tay và giữ tư thế trong vòng 1 – 3 phút.
Khi luyện tập, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và thời gian, tránh tập quá sức gây áp lực lên các khớp và cơ. Ngoài ra, bạn nên luyện tập theo hướng dẫn của chuyên gia để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thay đổi tư thế ngủ
Một trong những cách hỗ trợ chữa đau bả vai trái bạn nên thực hiện là giữ đúng tư thế khi ngủ và lựa chọn gối, đệm đúng cách. Những điều cần lưu ý để tránh áp lực lên vùng vai khi nằm ngủ là:
- Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, tránh nằm sấp gây áp lực lên vùng vai và cổ. Khi nằm ngửa, bạn có thể đặt một chiếc gối ở dưới chân và đặt một chiếc khăn được cuộn tròn ở dưới vùng lưng bụng để giúp chống đỡ cho phần xương sống.
- Lựa chọn gối có độ cao và độ mềm vừa phải, sao cho đầu ngang với cổ khi ngủ, tránh chồng nhiều gối lên nhau khi ngủ.
- Nên lựa chọn những loại đệm chỉnh hình để giúp nâng đỡ cơ thể và giữ cho cột sống được thẳng khi nằm, tránh đệm quá mềm gây nhức mỏi lưng và vai gáy.
Cải thiện căng thẳng, mệt mỏi
Áp lực, căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng căng cứng cổ, trong thời gian dài sẽ gây đau nhức ở vai gáy. Bạn nên nghỉ ngơi thường xuyên, ngủ đủ giấc và giữ tinh thần lạc quan, thoải mái. Tập yoga là một phương pháp vừa giúp giãn cơ, cải thiện xương khớp, vừa giúp kiểm soát tinh thần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thư giãn bằng cách ngồi thiền, đi bộ, trồng cây, xem phim,…
Vật lý trị liệu
Bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu giúp chữa đau bả vai trái, tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm đau nhức cơ và xương khớp, giảm áp lực lên những khu vực bị tổn thương.
Những bài tập mà bạn có thể áp dụng là bài tập giãn cơ, duỗi vai và lưng, xoay vòng, luyện tập kết với dụng cụ,… Để xác định phương pháp luyện tập phù hợp với bản thân nhất, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia, từ đó có hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, bạn còn có thể được trị liệu bằng cách sử dụng những thiết bị hiện đại như đèn hồng ngoại, thiết bị sóng xung kích, xung điện, tia laser, máy giảm áp,…
Xoa bóp, bấm huyệt
Massage đúng cách có thể giúp giảm áp lực lên vùng bả vai và tăng cường lưu thông máu, từ đó giúp các mô được thư giãn và giảm đau hiệu quả. Thường xuyên massage có thể làm giảm cortisol, một loại hormone gây căng thẳng có liên quan đến các cơn đau.
Châm cứu và bấm huyệt là phương pháp Đông y có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến những vùng bị đau nhức, giảm tình trạng đau nhức. Bạn nên lưu ý lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Điều trị bằng phẫu thuật
Trong trường hợp đau bả vai trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể sẽ có chỉ định phù hợp. Trong đó, nội soi khớp vai là một phẫu thuật phổ biến bởi có nhiều ưu điểm như thời gian hồi phục nhanh, hạn chế nhiễm trùng và để lại sẹo nhỏ. Phẫu thuật nội soi được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi khớp có kèm camera vào cơ thể thông qua một vết rạch nhỏ trên da, giúp phát hiện, chẩn đoán và điều trị các vấn đề đối với khớp vai.
Lưu ý khi chữa đau bả vai trái tại nhà
Khi áp dụng những cách chữa đau bả vai trái tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Hạn chế bưng bê vật nặng
Việc bê vật nặng quá sức có thể gây áp lực lên xương bả vai, ảnh hưởng đến cấu trúc của khớp. Ngoài ra, bê vật nặng sai tư thế trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến chấn thương và thoái hóa cột sống. Trong trường hợp phải thường xuyên bưng bê vật nặng, bạn nên chú ý những điều sau để giảm áp lực lên xương khớp.
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ như găng tay, đệm, băng cố định,… để hạn chế tổn thương.
- Hạn chế cong lưng khi nâng vật. Thay vào đó, để hai chân rộng bằng vai, hạ thấp hông và đầu gối, giữ lưng thẳng rồi từ từ nâng vật lên.
- Khi bê đỡ, nên giữ vật ở sát với thân người, sử dụng lực từ tay, chân, đùi để giữ vật thay vì sử dụng hông, lưng.
- Thường xuyên đặt vật nặng xuống để nghỉ ngơi nếu phải di chuyển trong một quãng đường dài.
- Khi hạ vật nặng xuống, nên thực hiện chậm rãi và đặt xuống bằng cả hai tay, giữ lưng thẳng trong quá trình thực hiện.
Thăm khám bác sĩ thường xuyên
Để chữa đau bả vai trái hiệu quả, bạn cần thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ để được chẩn đoán chi tiết tình trạng bệnh và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những bất thường đối với xương khớp.