Hiện nay, đau nhức xương khớp không còn là vấn đề chỉ gặp ở người lớn tuổi. Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi, đặc biệt là dân văn phòng, học sinh, sinh viên và người làm việc trong môi trường căng thẳng, phàn nàn về những cơn đau nhức ở khớp gối, cột sống, vai gáy. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc. Bài viết này, cùng tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân và cách phòng tránh đau nhức xương khớp ở người trẻ nhé!
Thực trạng người trẻ đau nhức cơ xương khớp hiện nay
Tình trạng đau nhức cơ xương khớp ở người trẻ đang trở thành vấn đề đáng báo động trên toàn cầu, khi tỷ lệ thanh thiếu niên mắc các bệnh xương khớp ngày càng gia tăng. Đặc biệt, phần lớn người trẻ không nhận thức được rằng triệu chứng đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, mà chỉ cho rằng đó là hiện tượng bình thường sau khi chơi thể thao, làm việc với máy tính hay sử dụng điện thoại quá nhiều. Chính vì vậy, nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội điều trị kịp thời, dẫn đến các vấn đề kéo dài.
Sự gia tăng các bệnh xương khớp ở thanh thiếu niên
Theo dịch vụ Y tế Quốc gia của Chính phủ Anh, năm 2018, quốc gia này ghi nhận 15.000 trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh viêm khớp. Đây là một con số đáng báo động, phản ánh thực trạng ngày càng nghiêm trọng của bệnh xương khớp ở thế hệ trẻ.
Tại Việt Nam, PGS.TS Đặng Hồng Hoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp, là một vấn đề thường gặp khi tuổi tác gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay bệnh khớp đang có xu hướng “trẻ hóa”. Thống kê tại Việt Nam cho thấy khoảng 30% người trên 35 tuổi bị thoái hóa khớp.
Nguy cơ mắc viêm khớp ở người trẻ
Ở người trẻ, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp có thể xuất hiện trước khi bước sang tuổi 16, trong độ tuổi vị thành niên. Viêm khớp ở độ tuổi này thường không có nguyên nhân rõ ràng, được gọi là viêm khớp tự phát (JIA), và có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, với các triệu chứng sưng, đau, cứng và khó cử động khớp.
Ngoài viêm khớp tự phát, người trẻ cũng có thể mắc viêm khớp dạng thấp (RA). Theo số liệu từ WebMD, có đến 8/100.000 người trong độ tuổi từ 18 đến 34 bị viêm khớp dạng thấp.
Hệ lụy đối với học tập và cuộc sống
Đau nhức cơ xương khớp là một trong những nguyên nhân gây ra hạn chế trong học tập và cuộc sống của người trẻ. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh rất nhiều như:
- Gián đoạn giấc ngủ: Khi cảm giác đau nhức tăng dần cùng với tình trạng mềm khớp gây trở ngại cho giấc ngủ ngon ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Thiếu ngủ có thể gây căng thẳng và các rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Giảm năng suất: Nhiều người bỏ lỡ nhiều ngày làm việc/học tập mỗi năm vì đau khớp mãn tính. Viêm khớp cũng có thể dẫn đến giảm khả năng thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày của người bệnh như: việc nhà; nấu nướng; mặc quần áo; tập thể dục và các hoạt động khác…
- Tăng cân: Đau và cứng khớp có thể làm giảm hoạt động của cơ thể. Bạn có thể ngừng muốn tham gia vào các hoạt động từng mang lại niềm vui. Viêm khớp có thể làm giảm khả năng luyện tập tập thể dục hoặc thậm chí đi bộ của người bệnh.
Các triệu chứng đau nhức xương khớp xuất hiện thường xuyên sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, dẫn tới kém ăn và mất ngủ. Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt và hiệu suất công việc mà còn có khả năng gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh.
Đau nhức xương khớp ở người trẻ là dấu hiệu của bệnh gì?
Khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp đã nêu, điều quan trọng là người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín có khoa chuyên môn về nội cơ xương khớp để được khám kỹ lưỡng. Nếu dấu hiệu đau nhức xương khớp ở người trẻ không được điều trị sớm và đúng cách, người bệnh có có thể gặp các tình trạng nghiêm trọng hơn như:
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp, một tình trạng bệnh lý phổ biến ở các khớp, đặc biệt là khớp gối, gây ra tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, dẫn đến phản ứng viêm và sưng tấy, cùng với sự suy giảm của dịch khớp.
Khi khớp gối bị ảnh hưởng bởi thoái hóa, trục xương cong vào bên trong, lớp sụn bảo vệ đầu xương bị mài mòn, không còn khả năng che phủ đầy đủ, khiến xương đùi và xương chày cọ xát trực tiếp vào nhau trong quá trình vận động, gây đau đớn dữ dội cho người bệnh.
Sự phân biệt giữa đau do thoái hóa khớp và các bệnh lý khớp khác cần dựa trên đặc điểm cơn đau. Đau do thoái hóa khớp thường tăng lên khi hoạt động, thay đổi thời tiết cũng có thể làm cơn đau trầm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh thường xuyên trải qua cứng khớp vào buổi sáng khi mới thức dậy, nhưng tình trạng này sẽ giảm dần sau khi vận động vài phút. Khi sụn và khớp bị thoái hóa nặng, điều này sẽ hạn chế khả năng vận động, làm biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây viêm mạn tính ở nhiều khớp, đặc biệt là ở các đốt bàn tay, gây sưng tấy và đau. Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh này là cứng khớp vào buổi sáng, thường kéo dài hơn một giờ, làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến sụn khớp và xương dưới sụn, gây ra biến dạng khớp và làm giảm hoặc mất khả năng lao động của người bệnh, dẫn đến tàn phế.
Bệnh Gout
Gout là một bệnh phổ biến ở những người trẻ tuổi do lối sống hiện đại và thường xuyên tham gia các bữa tiệc công việc hay gặp gỡ bạn bè. Sự dư thừa acid uric trong cơ thể do rối loạn chuyển hóa purin khi cơ thể quá dư thừa chất đạm là nguyên nhân chính gây bệnh Gout.
Các cơn đau do Gout rất dữ dội và thường gặp ở các khớp ngón chân cái, cổ chân, đầu gối, và khớp bàn tay. Bệnh nhân có thể cảm thấy sưng nóng, đỏ tại vùng khớp bị ảnh hưởng, đồng thời kèm theo các triệu chứng như sốt cao, đau đầu và mệt mỏi.
Khi tiến triển thành mãn tính, Gout có thể gây ra biến dạng khớp vĩnh viễn, xuất hiện các khối u hạt Tophi ở quanh khớp, vành tai, dưới da, trên các bàn tay, bàn chân
Loãng xương
Loãng xương là một tình trạng y tế phổ biến ở người cao tuổi, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Căn bệnh này không chỉ gây đau nhức xương mà còn dẫn đến sự giảm chiều cao của người bệnh. Người mắc loãng xương thường cảm thấy đau ở thắt lưng và có thể lan ra một hoặc hai bên sườn. Bên cạnh đó, họ cũng trải qua sự co cứng của cơ dọc theo cột sống và cảm giác run cơ khi thực hiện các thay đổi tư thế.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ
Trong những năm gần đây, số lượng người trẻ xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp ngày càng nhiều. Điều này có thể xuất phát do lối sống, tính chất công việc, tiền sử gia đình… cụ thể:
Thừa cân, béo phì
Cân nặng và các vấn đề về xương khớp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cân nặng quá mức có thể gây áp lực cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống. Điều này cũng khiến cho những người bị thừa cân, béo phì là nhóm đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp nhất.
Lối sống ít vận động
Do tính chất công việc phải ngồi hàng giờ trước máy tính, ngày càng nhiều người ít có thời gian vận động hay tập luyện thể thao. Điều này khiến cho gân, cơ, dây chằng trở nên yếu và lỏng lẻo, từ đó khiến vị trí khớp xương dễ bị sai lệch hơn. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ.
Tập luyện hoặc vận động quá mức
Trái ngược với nguyên nhân trên, tính chất công việc của một số người lại khiến họ phải vận động nhiều, thậm chí là với cường độ cao. Những đối tượng này thường là huấn luyện viên phòng gym, vận động viên hoặc những người làm những công việc lao động chân tay thường xuyên khuân vác, bưng bê vật nặng.
Lúc này, các cơ và khớp luôn trong tình trạng chịu lực quá tải nên rất dễ bị đau nhức. Ngoài ra, việc lặp đi lặp lại một động tác tại cùng một khớp thì dễ dẫn đến nguy cơ giãn dây chằng và mòn bề mặt sụn, từ đó càng đẩy nhanh quá trình thoái hóa sụn khớp.
Yếu tố di truyền
Một số người bẩm sinh đã có khiếm khuyết di truyền ở một trong những gen chịu trách nhiệm tạo ra sụn. Điều này khiến tốc độ thoái hóa khớp của họ nhanh hơn người bình thường. Bạn có thể dễ dàng nhận biết điều này nếu người thân trong gia đình bạn (bố, mẹ, anh/chị/em…) bị thoái khớp ngay khi còn trẻ.
Từng bị chấn thương trong quá khứ
Nếu từng bị tai nạn hoặc chấn thương do chơi thể thao trong quá khứ, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm khớp rất cao. Ví dụ, nếu từng bị tổn thương đầu gối do ngã xe, bạn sẽ có thể có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối. Vì thế, những cơn đau nhức xương khớp mà bạn gặp ở hiện tại có thể là hệ quả của tai nạn hoặc chấn thương trước đó.
Làm gì khi bị đau nhức xương khớp?
Khi xuất hiện đau nhức xương khớp, bạn không nên chủ quan. Thay vào đó, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp phổ biến hiện nay gồm:
Sử dụng thuốc
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp giảm đau nhức do các vấn đề về xương khớp gây ra. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây nhiều hệ quả ảnh hưởng đến sức khỏe về sau:
- Thuốc uống: Những thuốc giảm đau không kê đơn gồm acetaminophen, aspirin, ibuprofen và naproxen. Những loại thuốc này phù hợp để giảm đau nhức khớp tạm thời cho trường hợp nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp các cơn đau nhức của bạn trở nên dữ dội, bạn sẽ cần những loại thuốc uống được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc bôi: Thuốc có chứa capsaicin có thể được thoa lên vùng da ở khớp bị đau nhức để giảm đau. Thuốc bôi có thể sử dụng một mình (đơn độc) hoặc kết hợp với thuốc uống.
- Thuốc tiêm: Có 2 loại thuốc tiêm giảm đau phổ biến hiện nay là axit hyaluronic và steroid. Tuy nhiên khi sử dụng steroid, bạn cần cẩn thận bởi sử dụng chúng quá thường xuyên có thể gây tổn thương khớp.
Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng và lạnh luân phiên rất hữu ích cho các trường hợp: viêm xương khớp, chấn thương do tập luyện thể thao hoặc DOMS (Delayed Onset Muscle Soreness – đau nhức cơ bắp khởi phát chậm).
Khi xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp do những bệnh lý trên, đầu tiên bạn nên chườm lạnh để giảm đau. Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, hãy tiếp tục đến chườm nóng để các mạch máu giãn nở, thúc đẩy tuần hoàn giúp các mô bị thương có thể nhanh chóng lành lại.
Tuy nhiên, những người bị tăng huyết áp hoặc bệnh tim nên thận trọng khi áp dụng phương pháp điều trị này.
Châm cứu
Châm cứu cũng giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hormone endorphin. Đây là loại hormone tự nhiên do cơ thể sản xuất để giảm đau và giảm căng thẳng. Do đó, châm cứu thường được kết hợp với những phương pháp khác để điều trị các vấn đề về xương khớp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thay khớp thường được thực hiện khi tình trạng tổn thương khớp (khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay…) quá nặng hoặc người bệnh không đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị trước đó. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại rất nhiều rủi ro như nhiễm trùng vết thương, tổn thương các dây thần kinh xung quanh khớp, thay khớp thất bại…. Do đó, không phải trường hợp đau nhức xương khớp ở người trẻ cũng được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.
Cần lưu ý rằng, việc tự ý dùng thuốc hay phẫu thuật đều mang đến rất nhiều rủi ro về sức khỏe cho người điều trị. Vì thế hầu hết bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân nên chủ động thay đổi lối sinh hoạt ngày như ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục đều đặn ở mức vừa đủ, tránh xa những món ăn vặt chứa nhiều chất béo xấu,… để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp một cách an toàn.
Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)
Cơ chế điều trị của Chiropractic là sử dụng lực tay để nắn chỉnh và đưa cấu trúc xương, khớp về đúng vị trí ban đầu. Đồng thời, phương pháp nắn chỉnh cũng giúp giảm áp lực lên dây thần kinh và mô mềm xung quanh khớp, từ đó giúp tình trạng đau nhức ở các khớp thuyên giảm dần dần và biến mất mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.
Cách phòng bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi
Tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây cản trở trong công việc và các hoạt động thường ngày. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Điều chỉnh tư thế làm việc khoa học
Đối với những người làm công việc văn phòng, việc ngồi làm việc đúng tư thế là rất quan trọng để giảm thiểu áp lực lên xương khớp. Hãy chắc chắn rằng vai của bạn luôn thả lỏng, không gồng cứng, lưng phải giữ thẳng và tựa vào ghế sao cho có sự hỗ trợ tốt nhất cho cột sống. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng đau nhức lưng và cổ sau một ngày dài ngồi làm việc. Nếu có thể, hãy sử dụng ghế xoay có khả năng điều chỉnh chiều cao và độ nghiêng để tạo sự thoải mái tối ưu cho cơ thể.
Vận động sau mỗi 1-2 tiếng làm việc
Dù công việc có bận rộn đến đâu, bạn cũng nên dành thời gian đứng dậy và di chuyển sau mỗi 1-2 tiếng ngồi làm việc. Việc đi lại nhẹ nhàng, thực hiện những động tác căng cơ sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm căng thẳng cho cơ bắp, từ đó làm giảm nguy cơ đau nhức xương khớp. Bạn có thể đi bộ quanh văn phòng, thực hiện vài động tác kéo giãn cơ hoặc đơn giản là đứng lên và xoay người để cơ thể được thư giãn.
Luyện tập thể dục với cường độ phù hợp
Luyện tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp giảm nguy cơ đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, bạn cần chọn hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình, tránh luyện tập quá sức hoặc các bài tập có tác động mạnh lên khớp. Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, pilates hay bơi lội là những lựa chọn lý tưởng để giữ cơ thể dẻo dai và giảm thiểu tình trạng đau khớp. Luyện tập đều đặn giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ xương khớp và cải thiện sự linh hoạt của cơ thể.
Giảm cân nếu cần thiết
Nếu bạn đang gặp vấn đề với cân nặng, việc giảm cân sẽ giúp giảm bớt áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối và hông. Cân nặng dư thừa khiến các khớp phải làm việc nhiều hơn để chịu lực, từ đó dễ dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp. Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với việc luyện tập thể dục hợp lý sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân và duy trì sức khỏe lâu dài.
Ngày càng nhiều người trẻ phải đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp vô cùng khó chịu. Không chỉ là dấu hiệu của việc chăm sóc bản thân sai cách, đau nhức xương khớp ở người trẻ còn cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Vì thế khi xuất hiện những cơn đau nhức bất thường, người trẻ không nên chủ quan mà nên đến bác sĩ khoa xương khớp để được điều trị kịp thời.
Gel Uống Bổ Khớp Ligpro
Là bài thuốc được nghiên cứu và ứng dụng trên 20 năm của Tiến Sỹ Dược Nguyễn Văn Quý – Trường đại học dược Hà Nội.
Gel Bổ Khớp LIGPRO là sự kết hợp của các hoạt chất sinh học của y học hiện đại như: Glucosamin sulfat, Collagen tuyp II, Acid Hyaluroic, Bromelain… Và bài thuốc cổ phương của y học cổ truyền: Tang ký sinh, Quế Chi, Tần Giao, Tế tân, Phòng phong, Ngưu tất, Đỗ trọng, Khương hoạt, Cốt toái bổ, Độc hoạt, Sinh địa, Đương quy, Bạch thượt, Xuyên Khung. Ngoài ra còn có Calcium Gluconat giúp cho xương chắc khỏe.
Với công dụng:
- Gel bổ khớp LIGPRO giúp bổ sung dinh dưỡng tăng tuổi thọ xương khớp, hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ tăng khả năng phục hồi khớp, giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
Chỉ cần xé gói và uống nhanh chóng, tiện lợi nhưng sẽ bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh gây ảnh hưởng đời sống.
Ưu đãi cuối năm: Mua 5 gói Gel Uống Bổ Khớp Ligpro tặng ngay 1 gói kèm theo.