Thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đau nhức xương khớp. Chúng có thể tác động tới phản ứng viêm và làm cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Vậy đau xương khớp kiêng ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Lý do dễ đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi, lớn tuổi là?
Đau nhức xương khớp có thể ảnh hưởng đến cả người trẻ tuổi và người già, nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có sự khác biệt giữa các độ tuổi. Dưới đây là các lý do phổ biến:
Nguyên nhân gây đau xương khớp ở người trẻ tuổi:
Chấn thương thể thao hoặc tai nạn: Người trẻ, đặc biệt là những người tham gia các hoạt động thể thao hoặc có lối sống năng động, dễ gặp phải chấn thương như trật khớp, bong gân, hoặc gãy xương, gây đau nhức xương khớp.
Căng cơ và viêm gân: Do vận động mạnh, kéo dài hoặc không đúng cách, các cơ và gân có thể bị căng hoặc viêm, gây đau đớn ở khớp.
Viêm khớp dạng thấp: Mặc dù bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng một số người trẻ cũng có thể mắc phải tình trạng này do yếu tố di truyền hoặc tự miễn dịch.
Rối loạn cơ xương khớp: Một số vấn đề về xương như hội chứng chấn thương căng thẳng, hoặc dị dạng khớp có thể gây đau nhức nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Lối sống thiếu vận động: Thiếu vận động, ngồi lâu trong một tư thế, hoặc thói quen làm việc sai tư thế cũng có thể gây căng cơ, đau nhức khớp.
Nguyên nhân gây đau xương khớp ở người lớn tuổi:
Lão hóa và thoái hóa khớp: Ở người già, quá trình thoái hóa tự nhiên của các mô khớp, đặc biệt là sụn khớp, là nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp. Khi sụn mòn đi, các xương cọ xát vào nhau, gây viêm và đau đớn.
Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn dịch phổ biến ở người già, gây viêm và đau ở nhiều khớp trên cơ thể.
Loãng xương: Khi mật độ xương giảm dần theo tuổi, xương trở nên giòn và dễ bị gãy. Loãng xương có thể dẫn đến đau nhức hoặc gãy xương do va chạm nhẹ.
Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như bệnh gút, viêm khớp, hoặc các bệnh tim mạch cũng có thể gây đau khớp ở người già.
Các yếu tố chung:
Chế độ ăn uống kém: Thiếu canxi, vitamin D hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương và khớp, gây ra tình trạng đau nhức.
Thừa cân béo phì: Cân nặng quá mức có thể gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, gây đau và thoái hóa khớp sớm.
Di truyền: Một số bệnh lý về xương khớp có thể do yếu tố di truyền, dẫn đến việc đau nhức xương khớp ở cả người trẻ và người già.
Tóm lại, đau nhức xương khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và lối sống của mỗi người. Điều trị và phòng ngừa đau nhức xương khớp cần có sự can thiệp y tế và duy trì một lối sống lành mạnh, với chế độ ăn uống đầy đủ và tập luyện thể thao hợp lý.
Đau xương khớp kiêng ăn gì? 12 thực phẩm nên tránh khi đau khớp
Thịt gia cầm
Thịt gia cầm, đặc biệt là thịt gà, không được coi là lựa chọn tốt cho người đau nhức xương khớp. Trong thịt gà chứa purin, khi cơ thể dung nạp quá nhiều hoạt chất này sẽ làm tăng lượng axit uric. Axit uric tích tụ trong khớp sẽ gây ra phản ứng viêm và tăng cảm giác đau nhức.
Bên cạnh đó, loại thực phẩm này cũng thường được chế biến thành các món mặn như thịt gà rang muối, thịt gà kho,… Chế độ ăn giàu protein hay việc tiêu thụ nhiều muối có thể khiến cơ thể mất canxi và góp phần gây ra bệnh loãng xương.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật chứa nhiều photpho có thể làm tăng các triệu chứng đau nhức xương khớp. Khi lượng photpho trong cơ thể tăng cao quá mức, chúng thúc đẩy quá trình sản xuất hormone parathyroid (PTH). Lượng PTH dư thừa kích thích hoạt động hủy xương, theo thời gian có thể gây loãng xương và thoái hóa khớp.
Ngoài ra, nội tạng động vật còn chứa nhiều đạm và axit uric. Đây là những chất gây ra các vấn đề về thoái hóa khớp, viêm khớp và bệnh gout.
Thịt đỏ
Thịt trâu, thịt bò, thịt cừu,… được xếp vào nhóm thịt đỏ. Các loại thịt này không được khuyến nghị cho những người đau xương khớp, viêm khớp do chúng có hàm lượng protein và chất béo bão hòa cao.
Trong đó, đạm động vật chứa nhiều purin, có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu. Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu và tăng phản ứng viêm. Do đó, nhóm thịt đỏ nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Hải sản
Hải sản như tôm, cua, mực, cá,… không nên xuất hiện quá nhiều trong thực đơn của người đau nhức xương khớp. Chúng có tính hàn nên có thể làm các triệu chứng của phản ứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) tái phát hoặc trở nặng.
Ngoài ra, hải sản cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng purin cao. Trong cơ thể purin được chuyển hóa thành acid uric có lợi, nhưng việc dư thừa chất này sẽ gây ra tình trạng gout hay viêm cấp tính tại các khớp.
Đồ ăn đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp, xúc xích,… chứa rất nhiều muối, photpho và chất béo bão hòa. Khi người bệnh xương khớp tiêu thụ quá nhiều sản phẩm này sẽ làm thúc đẩy quá trình viêm và kết dính tiểu cầu, khiến cảm giác đau nhức ngày càng trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia,… không tốt cho xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung. Chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp,…
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Những món chiên, xào hay thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán,… thường dùng rất nhiều dầu mỡ khi chế biến. Chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và omega 6 sinh ra trong quá trình chế biến thức ăn là nhóm chất béo mà người bệnh đau xương khớp không nên tiêu thụ quá mức.
Hơn nữa, trong quá trình nấu nướng, dưới tác động của nhiệt độ cao, chất béo bão hòa bị chuyển hóa thành các hợp chất gọi là lipid peroxides, aldehydes, ketones,… Các hoạt chất này làm tăng nồng độ cholesterol xấu, tăng tốc độ lão hóa tế bào và phản ứng viêm, đồng thời gây ra vấn đề về thừa cân béo phì dẫn tới tăng áp lực cho hệ xương khớp.
Đồ ăn mặn
Muối làm chậm quá trình hấp thụ canxi của xương, tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Đồng thời, lượng muối dư thừa khiến tinh thể urat lắng đọng tại khớp, gây ra tình trạng viêm và đau nhức.
Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều muối còn khiến cơ thể mất cân bằng điện giải, làm cho các tế bào trong cơ thể bị tích nước dẫn tới sưng viêm và tổn thương các khớp.
Đồ uống có cồn
Đồ uống chứa cồn tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, gây ra các phản ứng viêm và làm tăng nguy cơ viêm khớp. Bên cạnh đó, cồn cũng làm giảm khả năng hấp thu canxi của xương, dẫn tới tình trạng loãng xương và thoái hoá khớp.
Các hoạt chất hóa học trong đồ uống có cồn có thể tấn công các mô sụn khớp, bào mòn và làm suy giảm chức năng của khớp. Chúng cũng gây ra những tác động tiêu cực lên các cơ quan khác trong cơ thể như gan, thận, tim mạch và gây suy nhược cơ thể nói chung.
Đồ ăn lên men
Các món ăn lên men như cà muối, dưa muối,… đều chứa nhiều axit oxalic, natri nitrit và muối. Trong đó, hàm lượng axit oxalic cao dẫn đến sự tích tụ quá nhiều tinh thể canxi oxalat trong các khớp, gây đau và viêm. Bên cạnh đó, natri sẽ giữ nước lại trong các khớp, gây phù nề và làm gia tăng cảm giác đau nhức.
Ngoài ra, đồ ăn lên men thường có tính axit và gây toan huyết (nhiễm độc axit) tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng viêm. Vì vậy, người đau xương khớp không nên ăn quá nhiều đồ ăn lên men.
Bánh kẹo, đồ ngọt
Bánh kẹo và đồ ngọt thường có lượng đường cao, nhiều calo và ít dinh dưỡng. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt làm tăng nồng độ đường trong máu, kích thích sản xuất và giải phóng các cytokine (chất gây viêm).
Chế độ ăn uống nhiều đường và lối sống ít vận động là nguyên nhân dẫn tới bệnh béo phì và ảnh hưởng xấu tới xương khớp. Cụ thể, cân nặng tạo ra những áp lực đè nén lên hệ xương khớp, gây đau và hạn chế khả năng vận động. Ngoài ra, thừa cân còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường,… có thể làm trầm trọng thêm các bệnh viêm khớp.
Bột mì, bột nếp
Bột mì chứa gluten – một loại protein có thể gây phản ứng dị ứng, đặc biệt ở những người mắc chứng không dung nạp gluten (bệnh celiac). Phản ứng này có thể gây viêm và làm tăng triệu chứng đau, sưng tấy.
Ngoài ra, bột mì và bột nếp chứa hàm lượng calo và chất béo cao. Tiêu thụ quá nhiều hai loại thực phẩm này sẽ dẫn đến tăng cân, tạo gánh nặng cho các khớp, gây đau và khó di chuyển.
Gluten
Gluten là một loại protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch, gạo… Một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa gluten hay mắc chứng không dung nạp gluten.
Chứng bệnh trên gây rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu chất. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể và suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng viêm.
Người đau xương khớp nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa, purin, cồn,… Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe xương khớp của bản thân. Nếu thấy những thông tin trên hữu ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!
>>>> Xem thêm: Thực phẩm nên bổ sung cho xương khớp