Bị đau cổ khi mới ngủ dậy thì làm sao?

Đau cổ khi ngủ dậy là vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động cũng như sức khỏe tinh thần hàng ngày. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, việc theo dõi triệu chứng để tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời là thực sự cần thiết. Cùng Ligpro tìm hiểu rõ nguyên nhân, các triệu chứng và một số bài tập nếu bạn gặp phải nhé.

Bị đau cổ khi mới ngủ dậy thì làm sao?
Bị đau cổ khi mới ngủ dậy thì làm sao?

Nguyên nhân gây đau cổ khi ngủ dậy

Đau cổ khi ngủ dậy xảy ra phổ biến ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi, kể cả trẻ em và thanh thiếu niên. Một số ít trường hợp cơn đau xuất hiện không rõ nguyên nhân, trong khi đó phần lớn là do chấn thương hoặc lão hoá. Các yếu tố điển hình phải kể đến như sau:

Tư thế nằm

Thói quen nằm sấp nhiều giờ liền trong khi ngủ có thể khiến cổ bị vẹo sang một bên, dẫn đến hiện tượng căng cơ, gây đau, cứng vào buổi sáng. Ngoài ra, tư thế này cũng đồng thời khiến vùng lưng bị căng thẳng, đặc biệt là khi ngủ trên đệm và không có nhiều điểm tựa. Điều này vô tình khiến bụng bị lún xuống, gây áp lực lên cột sống và các cơ lưng.

Gối ngủ

Đầu và cổ tiếp xúc nhiều giờ mỗi đêm trên gối. Đây chính là lý do tại sao việc lựa chọn một chiếc gối phù hợp thực sự đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ. Gối quá cao, quá thấp, quá mềm hay quá cứng đều có thể gây căng cơ cho vùng cổ, dẫn đến đau nhức.

Chấn thương trước đó

Một số loại chấn thương thường gặp như va chạm trong thể thao, tai nạn… có thể không gây đau cổ ngay từ ban đầu. Thay vào đó, các triệu chứng vật lý đầy đủ có khả năng xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày. Đây là lý do tại sao sau chấn thương, người bệnh đi ngủ trong trạng thái bình thường nhưng lại cảm giác đau nhức cổ khi thức dậy vào sáng hôm sau.

Chuyển động đột ngột trong lúc ngủ

Những chuyển động đột ngột trong khi ngủ như ngồi dậy bất ngờ, khua chân khua tay… có thể làm căng cơ vùng cổ. Ngoài ra, trạng thái trằn trọc hoặc cố gắng đi vào giấc ngủ cũng thường đem đến tác động tương tự.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi một đốt sống trượt qua qua đốt sống bên dưới, gây đau nhức vùng cổ sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân chủ yếu có thể do vết nứt, sự lỏng lẻo của dây chằng hoặc thoái hoá đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Theo thời gian, các bao xơ bên ngoài đĩa đệm có nguy cơ sẽ bị nứt hoặc rách, tạo khe hở và bắt đầu đẩy nhân nhầy ở trung tâm ra ngoài. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép ống sống, rễ thần kinh và màng tủy. Từ đó, người bệnh thường có cảm giác đau cổ khi thức dậy, cơn đau có thể lan dần xuống cánh tay, bàn tay, vai gáy với triệu chứng tê mỏi khó chịu. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời về lâu dài có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là thiếu máu não, liệt nửa người, liệt tay chân…

Mất nước

Đĩa đệm là những cấu trúc nhỏ, xốp, nhằm giữa các đốt sống trong cơ thể. Vì thành phần chính bên trong là nước nên nếu không bổ sung đủ nước, đĩa đệm sẽ bị giảm độ dẻo dai, gây đau nhức.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Triệu chứng đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy thường có thể tự cải thiện sau vài ngày nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây, hãy cân nhắc đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời:

Các triệu chứng nghiêm trọng cần lưu ý

  • Sốt: Đau cổ kèm sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm màng não.
  • Đau đầu dữ dội: Đặc biệt nếu cơn đau cổ lan tỏa lên đầu hoặc đi kèm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.
  • Đau ngực và khó thở: Đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến tim mạch, cần được cấp cứu ngay.
  • Xuất hiện khối u ở cổ: Khối u bất thường có thể liên quan đến tuyến giáp, hạch bạch huyết hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Các triệu chứng thần kinh hoặc bất thường khác

  • Khó nuốt: Có thể là dấu hiệu liên quan đến thực quản hoặc vấn đề thần kinh.
  • Tê hoặc ngứa ran ở tay chân: Đây có thể là triệu chứng của bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh hoặc tổn thương tủy sống.
  • Cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân: Nếu đau cổ kèm theo cảm giác đau lan tỏa, đây có thể là dấu hiệu của chèn ép thần kinh nghiêm trọng.
  • Bất thường ở bàng quang hoặc ruột: Nếu mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện, có thể bạn đang gặp phải tổn thương cột sống vùng cổ hoặc lưng.

Khi nào cần cấp cứu ngay lập tức?

Trong các trường hợp sau, cần đến cơ sở y tế ngay:

  • Cơn đau đột ngột, dữ dội và không thể chịu đựng được.
  • Bất kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ như méo miệng, yếu liệt tay chân hoặc nói khó.
  • Đau cổ kèm mất ý thức hoặc các triệu chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng.

Đừng chủ quan khi thấy các triệu chứng kéo dài hoặc tiến triển nặng. Việc thăm khám sớm giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề tiềm ẩn, tránh để tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.

5 cách điều trị chứng sáng ngủ dậy bị đau cổ vai gáy

Tuỳ vào từng tình trạng và mức độ cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đau cổ phù hợp. Cụ thể như sau:

Nghỉ ngơi

Một cách đơn giản để làm giảm cơn đau cổ vai gáy khi ngủ dậy là nghỉ ngơi. Việc thư giãn từ 1 – 3 ngày và tránh hoàn toàn các công việc vất vả, tập thể dục chịu sức nặng (chạy bộ, đi bộ đường dài, chơi quần vợt…) sẽ đem đến hiệu quả cải thiện tích cực.

Massage vùng cổ

Các động tác massage sẽ tác động trực tiếp lên cơ và mô vùng cổ, giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi. Do đó, đây cũng là cách điều trị hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định thực hiện song song với một số phương pháp khác.

Thực hiện một số bài tập

Tình trạng đau cổ khi ngủ dậy có thể được cải thiện hiệu quả nhờ vào một số bài tập trị đau cổ, kéo giãn nhẹ nhàng. Những động tác này sẽ tác động trực tiếp lên cơ, từ đó làm giảm hiện tượng căng thẳng một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập, nếu người bệnh nhận thấy triệu chứng không thuyên giảm hay có dấu hiệu tiến triển trầm trọng hơn thì nên dừng lại. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích có thể tham khảo:

Duỗi cổ

Bước 1: Từ từ đưa cằm xuống ngực, giữ nguyên từ 5 – 10 giây sau đó di chuyển trở lại vị trí bắt đầu.

Bước 2: Nghiêng đầu ra sau, ngước nhìn lên trên và giữ nguyên khoảng 5 – 10 giây, sau đó quay trở lại vị trí bắt đầu.

Bước 3: Từ từ đưa tai trái về phía vai trái nhưng không tiếp xúc hoàn toàn, chỉ nghiêng đầu cho đến khi có cảm giác hơi căng ở cổ, giữ nguyên khoảng 5 – 10 giây rồi quay trở lại vị trí bắt đầu.

Bước 4: Lặp lại các động tác trên đối với phía bên phải.

Bước 5: Lặp lại toàn bộ các bước trên từ 3 – 5 lần.

Xoay đầu

Bước 1: Quay đầu sang một bên như tư thế nhìn qua vai, giữ nguyên từ 5 – 10 phút.

Bước 2: Từ từ quay 180 độ theo hướng khác và giữ cố định trong 5 – 10 giây.

Bước 3: Lặp lại các bước khởi động trên từ 3 – 5 lần.

Bước 4: Ngồi xuống, đặt tay phải dưới chân phải.

Bước 5: Đặt cánh tay trái qua đầu để có thể che tai phải bằng tay trái.

Bước 6: Di chuyển tai trái về phía vai trái nhưng không tiếp xúc hoàn toàn, sau đó nhẹ nhàng kéo bằng tay trái để tăng thêm độ căng.

Bước 7: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây.

Bước 8: Lặp lại các bước trên tương tự với phía bên kia.

Bước 9: Thực hiện lặp lại các động tác trên 3 lần/bên.

Tham khảo thêm nhiều bài tập giúp giảm đau cổ vai gáy khác tại đây.

Chườm nóng và lạnh

Đối với chứng đau cổ sau khi ngủ dậy, người bệnh có thể giảm viêm và đau bằng cách chườm túi đá lạnh vài lần trong ngày (mỗi lần không quá 20 phút). Trong trường hợp đang mắc bệnh tiểu đường hay các vấn đề về tuần hoàn, thời gian tối đa cho mỗi lần là 10 phút.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xen kẽ liệu pháp chườm nóng và lạnh. Sức nóng sẽ đem đến tác dụng giảm đau nhức, căng cơ. Tương tự với chườm lạnh, người bệnh chỉ nên thực hiện tối đa 20 phút một lần và 10 phút đối với những trường hợp gặp vấn đề về tuần hoàn.

Dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc acetaminophen thường được chỉ định ưu tiên sử dụng đối với chứng đau cổ khi thức dậy. Nếu triệu chứng vẫn không cải thiện, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc mạnh hơn, điển hình là NSAID theo toa, thuốc giãn cơ hoặc opioid thời gian ngắn.

Biên pháp phòng tránh đau cổ khi mới ngủ dậy

Chứng đau cổ sau khi ngủ dậy hoàn toàn có thể được chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu thông qua các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:

Duy trì tư thế ngủ đúng cách

Tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng: Đây là hai tư thế được khuyến nghị nhất, giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Tránh nằm sấp vì tư thế này gây xoay vặn cổ trong thời gian dài, tạo áp lực lên cơ và khớp.

Đặt gối hỗ trợ khi nằm nghiêng: Nếu bạn nằm nghiêng, hãy đặt một chiếc gối giữa hai chân để duy trì vị trí thẳng hàng của cột sống và cổ. Điều này giảm căng thẳng không cần thiết lên các cơ xung quanh cổ.

Chọn gối và đệm phù hợp

Sử dụng gối lông vũ hoặc gối mút hoạt tính: Các loại gối này có khả năng nâng đỡ tốt và giữ cổ ở tư thế tự nhiên suốt đêm. Ngoài ra, hãy thay gối định kỳ từ 1–2 năm/lần để đảm bảo hiệu quả.

Tránh gối quá cứng hoặc quá mềm: Gối không phù hợp có thể khiến cổ bị cong hoặc thiếu sự hỗ trợ cần thiết, dẫn đến căng cơ và đau nhức.

Đệm có độ cứng vừa phải: Một chiếc đệm không quá mềm hoặc quá cứng sẽ giúp nâng đỡ lưng và cổ tốt hơn, giảm nguy cơ lệch trục cột sống trong lúc ngủ.

Duy trì tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày

Khi ngồi làm việc: Giữ cột sống thẳng, vai thư giãn, cổ không cúi hoặc ngửa quá mức. Nếu làm việc nhiều với máy tính, hãy đảm bảo màn hình ngang tầm mắt.

Khi sử dụng điện thoại: Tránh cúi đầu nhìn điện thoại quá lâu. Thay vào đó, giữ thiết bị ngang tầm mắt để giảm áp lực lên vùng cổ.

Khi đi và đứng: Tránh khom vai hoặc cúi đầu quá xa về phía trước. Luôn cố gắng giữ thẳng tư thế để giảm áp lực lên các khớp cổ.

Tập thể dục thường xuyên

Tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ, bao gồm cơ cổ, bằng cách thực hiện các bài tập thể dục đều đặn như:

Bài tập kéo giãn cổ: Giúp giảm căng thẳng và tăng sự linh hoạt.

Yoga hoặc Pilates: Các bài tập này không chỉ cải thiện tư thế mà còn tăng cường cơ bắp hỗ trợ cho cổ và cột sống.

Tập thể dục không chỉ giúp cơ bắp khỏe mạnh mà còn cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ cứng cơ hoặc đau nhức.

Lưu ý: Ngoài các biện pháp trên, hãy chú ý đến việc điều chỉnh không gian ngủ, giữ nhiệt độ phòng ổn định và tránh tiếp xúc với quạt hoặc điều hòa trực tiếp vào vùng cổ để tránh bị cứng cơ do lạnh.

Bằng cách áp dụng các biện pháp này, bạn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ đau cổ và tận hưởng một giấc ngủ chất lượng hơn mỗi ngày!

>>>> Xem thêm: Các Loại Cây Thuốc Nam Theo Đông Y Giúp Trị Đau Nhức Xương Khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fanpage
tiktok
Zalo
Phone