Chấn thương là tình trạng tổn thương ở một hoặc một số bộ phận cơ thể do tác động từ bên ngoài gây ra. Trong thể thao, các vị trí dễ bị tổn thương và thường gặp nhất là các vùng cổ chân, mắt cá, đầu gối, khuỷu tay, hông, bả vai…Để Ligpro mách bạn các Chấn Thương Thường Gặp Trong Thể Thao: Phòng Ngừa Và Xử Lý nhé!
Bong gân

Tại các khớp nối trong cơ thể đều có dây chằng, tức là các mô nối các xương. Khi bong gân, các dây chằng tại các khớp nối sẽ bị giãn hoặc bị rách. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể hoạt động quá sức và gây ảnh hưởng đến khớp, mà cổ chân là trường hợp thường xảy ra nhất. Biểu hiện của bong gân là vùng khớp sưng tím lên, đau do tụ máu, khi ấn vào chỗ sưng thấy đau hơn.
Giãn cơ

Không khởi độngtrướckhi luyện tập thể thao là nguyên nhân chủ yếu gây giãn cơ, do cơ bị kéo giãn bất ngờ bằng một lực lớn và cường độ mạnh, làm kéo dài sợi cơ và có thể làm rách cơ. Giãn cơ thường gặp ở các vùng trên cơ thể gồm đùi, háng, cơ đùi trước, bắp chân, lưng và vai. Các cơ bị kéo giãn sẽ sưng, đau nhức và gây khó cử động.
Chấn thương ở gân kheo

Được cấu tạo từ ba cơ bắp riêng biệt ở đùi, vùng cơ này có tác dụng giúp gập gối hay ưỡn hông về phía sau. Đây là chấn thương thường gặp khi chạy vượt rào hoặc chạy nhanh, là những môn thể thao đòi hỏi cơ chân căng giãn mức độ lớn.
Viêm gân chóp xoay
Viêm gân là tình trạng dây chằng bị viêmhoặc bị kích ứng, gây đau ngay phần bên ngoài. Vị trí thường bị viêmgân do các sự cố thể thao thường gặp là ở khớp vai hay còn gọi là chóp xoay. Các dây chằng quanh khớp vai lúc này sẽ bị sưng đau, gây khó khăn đối với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân thường là do các hoạt động thể thao thường xuyên di chuyển khớp vai như bóng chày, tennis, bơi lội, bóng chày.
Các chấn thương ở đầu gối
Là một trong những tình trạng thường gặp nhất, không chỉ trong các hoạt động thể thao mà cả trong hoạt động thường nhật. Các tình trạng thường gặp nhất là:
Rách dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước khớp gối có nhiệm vụ kết nối xương đùi và giúp ổn định khớp đầu gối. Dây chằng chéo trướckhớp gối có thể rách do chuyển hướng đột ngột khi vận động, kéo căng quá mức ở đầu gối hoặc dừng đột ngột, thường là trong các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá…và gây ra tình trạng đau và sưng nhức ở đầu gối.
Rách dây chằng trong gối
Thường là kết quả của các tổn thương từ các tai nạn trong các môn thể thao như đá bóng, trượt tuyết… Dây chằng bị thương do ngã khi cẳng chân vẹo hoặc xoay ra ngoài, gây ra đau đớn ở trong khớp gối. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động như gập và xoay đầu gối.
Đau khớp chè – đùi
Khớp chè – đùi nằm ở trướcgối giữa xương bánh chè và đầu dưới xương đùi. Xảy ra những tổn thương ở khu vực này thường là do cẳng chân vẹo ra quá mức, cơ trướcđùi yếu không thể chịu nổi cường độ hoạt động, hoặc do mòn mặt khớp bên trong gối. Sự hoạt động liên tục khiến khớp chịu áp lực trong thời gian dài trong các môn thể thao như chạy, bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao,…
Đau gân khuỷu tay
Nguyên nhân gây đứt gân khuỷu tay thường là do sự vận động quá mức của khuỷu tay, thường xảy ra trong các môn thể thao có sử dụng động tác tay liên tục như tennis, bóng bàn, cầu lônG… Khuỷu tay bị đau gân thường sưng lên và đau nhức. Trên đây là một số sự cố thường gặp trong thể thao, ngoài ra còn một số tổn thương với tính chất và mức độ khác ít gặp hơn.
Cách phòng tránh chấn thương
Những tổn thương trong quá trình luyện tập và thi đấu là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể đề phòng và giảm nguy cơ gặp phải sự cố luyện tập bằng những kiến thức và những biện pháphữu ích. Sauđây là một số cách phòng tránh tổn thương trong tập luyện:
- Luyện tập đúng phương phápđể tránh gây lệch hoặc tổn thương khớp.
- Uống nhiều nước, tránh để bị mất nước trong khi luyện tập vì nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và duy trì lượng máu ổn định và mức oxi mà cơ cần thiết để hoạt động.
- Mặc quần áo phù hợp, không gây gò bó cho các cơ, khớp khi hoạt động, thấm mồ hôi và thoáng mát.
- Khởi động kĩ , NẾU bạn không đủ thời gian khởi động kỷ có thể sử dụng các chai xịt làm nóng trướckhi luyện tập giúp cơ không bị giãn bất ngờ.
- Tăng dần cường độ hoạt động sẽ giúp cơ chắc khỏe hơn, tăng khả năng chịu áp lực hoạt động.
- Sử dụng dụng cụ thể thao phù hợp như mang giày đúng size chân… mang các dụng cụ bảo hộ như đệm đầu gối, mũ bảo hiểm, lót ống chân, đệm khuỷu tay…
- Không luyện tập với cường độ quá cao để tránh gây áp lực lên cơ, khớp…
Các biên pháp tránh chấn thương
Các Biện Pháp Xử Lý Khi Bị Chấn Thương Thường Gặp Trong Thể Thao
Chấn thương thể thao có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kể trình độ và kinh nghiệm. Các tổn thương này thường được chia thành ba loại chính, mỗi loại đều có những phương pháp xử lý riêng để giúp giảm đau, ngăn ngừa biến chứng và phục hồi nhanh chóng.
Xử Lý Chấn Thương Phần Mềm (Cơ, Gân, Dây Chằng)
Chấn thương phần mềm thường gặp bao gồm căng cơ, rách gân hoặc tổn thương dây chằng. Để xử lý những tổn thương này, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Phương pháp chườm lạnh: Dùng đá lạnh bọc trong túi nilon hoặc khăn ướt để chườm lên vùng sưng trong khoảng 10-15 phút. Nếu không có đá lạnh, bạn có thể sử dụng các bình xịt lạnh siêu tốc như Xịt Lạnh Siêu Tốc Ligpro, giúp giảm sưng, đau và viêm nhanh chóng. Đây là một phương pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu sự phát triển của bầm tím và sưng tấy.
Phương pháp băng ép: Sau khi chườm lạnh, băng ép vùng bị tổn thương và kê cao chi bị chấn thương sẽ giúp giảm sưng tấy và tăng khả năng tuần hoàn máu về tim. Việc này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm và phù nề.
Xử Lý Chấn Thương Khớp
Chấn thương khớp có thể là do trật khớp, làm khớp xê dịch khỏi vị trí bình thường. Đây là một chấn thương nghiêm trọng, cần phải xử lý cẩn thận.
- Chườm lạnh: Giống như với chấn thương phần mềm, chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và đau đớn.
- Băng bất động khớp: Sau khi chườm lạnh, bạn nên băng bất động khớp ở đúng tư thế để tránh làm tổn thương thêm. Việc băng chặt giúp hạn chế sự di chuyển của khớp, giảm đau và ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn. Sau đó, cần nhanh chóng đưa người bị chấn thương đến cơ sở y tế để được điều trị chuyên sâu.
Xử Lý Chấn Thương Xương
Chấn thương xương thường do lực mạnh tác động gây gãy xương hoặc do tác động lặp đi lặp lại gây ra. Đây là một trong những loại chấn thương nghiêm trọng nhất trong thể thao.
Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau ngay khi chấn thương xảy ra. Tuy nhiên, việc này không thể thay thế cho việc điều trị y tế chuyên sâu.
Cố định xương gãy: Nếu có nghi ngờ về gãy xương, cần phải cố định xương gãy bằng nẹp để tránh di chuyển xương gãy, làm tổn thương các mô xung quanh. Sau đó, cần đưa ngay người bị thương đến bệnh viện để thực hiện chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Chấn thương trong thể thao là điều không thể tránh khỏi, nhưng việc xử lý kịp thời và đúng cách có thể giúp giảm đau, phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng nguy hiểm. Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp xử lý để bảo vệ sức khỏe của mình và đồng đội!
>>>>>> Theo dõi fanpage Ligpro để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về thể thao và kiến thức nhé.
Very interesting topic, thanks for putting up.Blog monetyze